Định nghĩa Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối ( R H {\displaystyle (RH} hoặc là ϕ ) {\displaystyle \phi )} của hỗn hợp nước–khí được định nghĩa là tỷ lệ giữa áp suất riêng phần của hơi nước ( p H 2 O ) {\displaystyle (p_{\mathrm {H_{2}O} })} và áp suất hơi bão hòa của nước ( p H 2 O ∗ ) {\displaystyle (p_{\mathrm {H_{2}O} }^{*})} ở cùng nhiệt độ, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm:[2]

ϕ = p H 2 O p H 2 O ∗ {\displaystyle \phi ={\frac {p_{\mathrm {H_{2}O} }}{p_{\mathrm {H_{2}O} }^{*}}}}

Độ ẩm tương đối thường được biểu thị bằng phần trăm; không khí càng ẩm, độ ẩm tương đối càng cao. Khi độ ẩm tương đối đạt 100%, không khí đã bão hòa hơi nước và đang ở điểm sương. Độ ẩm tương đối khác với độ ẩm tuyệt đối – được định nghĩa là khối lượng của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Độ ẩm tuyệt đối chưa cho biết mức độ ẩm của không khí vì ở nhiệt độ càng thấp thì hơi nước trong không khí càng dễ đạt trạng thái bão hòa. Do vậy, để mô tả mức độ ẩm của không khí, người ta dùng độ ẩm tương đối.[1] Độ ẩm tương đối có thể được đo bằng những thiết bị đo độ ẩm, gọi là ẩm kế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Độ ẩm tương đối http://www.webmd.com/first-aid/tc/nosebleeds-preve... http://www.dhhs.nh.gov/dphs/holu/documents/hom-air... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1474709 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17499853 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21626294 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3709462 http://www.doh.wa.gov/portals/1/Documents/Pubs/333... //dx.doi.org/10.1007%2Fs00484-011-0454-1 //dx.doi.org/10.1007%2Fs12273-013-0162-3 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.envint.2007.04.004